Hình tượng rồng trong văn hóa Việt và một số lưu ý khi chọn biểu tượng rồng đá

Cao văn phúc 01/04/2019 0 nhận xét

Con rồng trong văn hóa Việt Nam

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Với truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, rồng là niềm tự hào về dòng giống, cội nguồn của người Việt.

rồng đá đẹp được chế tác tại cơ sở Đại Phước

             Rồng đá đẹp được chế tác tại cơ sở Đại Phước

Con rồng của Việt Nam thay đổi hình dángtheo các thời kỳ phong kiến khác nhau tùy vào tính cách của người lãnh đạo, hoặc tình hình đất nước.

Hình tượng rồng chỉ thực sự phát triển từ triều Lý(thế kỷ XI-XII), trở thành biểu tượng cao quýquyền uy của Vương quyền và linh thiêng của Thần quyền (đạo phật là Quốc giáo).Nó thể hiện trong các hợp thể nghệ thuật đường nét uyển chuyển, tinh tế, bố cục hoàn chỉnh, phong cách độc đáo.

Con rồng thời Trần(TK XIII- XIV) to mập, khoẻ chắc, khúc nới ra uốn lượn đều đặn hình sin thu dần về đuôi. Đầu xuất hiện cặp sừng

Rồng thời Lê sơ (TK XV) hình dáng thân uốn cứng cáp, to khoẻ, mào và sừng ở đầu trông dữ hơn.

Rồng thời Mạc (TK XVI) kế thừa rồng truyền thống Lý, Trần, và cả rồng thời Lê sơ.Đầu rồng có sừng hai chạc, hai mắt lồi, mũi sư tử, mồm thú nhô ra phía trước.

Rồng thời Lê trung hưng (TK XVII) Hình Rồng với đầu nhô, có sừng, hai râu mép dài uốn lượn duỗi ra phía trước, tạo dáng rồng thêm sinh động. 

Rồng thời Lê mạt (TK XVIII)hình rồng thân ngắn và các khúc uốn thường chỉ 3 đến 4 lần cong uốn, chỉ làm to khúc uốn liền đầu, các khúc sau thường ngắn và thuôn gần thẳng về đuôi.

Rồng thời Nguyễn (TK XIX - đầu TK XX) giữ những nét đẹp do kế thừa tinh hoa truyền thống, có độ uốn lượn đều đặn, trau chuốt, phần lớn là thanh mảnh và tinh tế.

NIỀM TIN CỦA NGƯỜI VIỆT VÀO CON RỒNG

Ngày nay, bước vào thời đại công nghiệp, kỹ thuật số, người Việt không quên kết nối giữa truyền thống và hiện đại, hình tượng con rồng Việt vẫn được ngưỡng mộ đưa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau.

Rồng được trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, điêu khắc, chạm trổ; rồng được thêu trên áo dài của các nhân vật nổi tiếng; múa rồng chào mừng các sự kiện trọng đại của quốc gia và cả trong lễ khai trương trang trọng của doanh nghiệp...

Rồng đá uốn lượn được đặt  trong khuôn viên sân chùa Đẩu Long

    Rồng đá đẹp uốn lượn mềm mại đặt tại chùa Đẩu Long

  Rồng đá đẹp được đặt tại ao,hồ  

                      Rồng đá đẹp được đặt tại ao,hồ 

Rồng đá đặt trước hiên chùa

                           Rồng đá đặt trước hiên chùa

 Rồng đá dùng che đầu hồi bậc lên xuống

                      Rồng đá dùng che đầu hồi bậc lên xuống

  Mây hóa rồng đá cách điệu

                   Mây hóa rồng đá cách điệu

Hình ảnh con rồng còn được cách điệu từ cành lá, đám mây, hoa quả hoặc sóng nước. Những đường uốn lượn của tự nhiên đã được trí tưởng tượng của người nghệ sĩ thổi vào mà trở thành “rồng bay phượng múa” muôn hình muôn vẻ.

Ở chức năng tâm linh, rồng được hiểu là thần thánh, phần nhiều là thiện thần. Hai trong những nguyên do biến rồng thành thần gồm (1) linh vật tổng hợp từ sự vượt trội của nhiều loài; (2) rồng có thể thiên biến vạn hóa và thông thiên kết nối nhân gian và thế giới thần tiên. Chính vì vậy, người Việt sớm nhận thức rằng rồng là hiện thân của thần linh để trị ác cứu dân, là vật cưỡi của thần tiên (như mô típ tiên cưỡi rồng trong kiến trúc đình Bắc Bộ) hay chư Phật (trong kiến trúc chùa), là linh vật chầu phục Đức Thái Thượng Lão Quân trong Đạo giáo. Sự ngự trị tối cao của rồng so với các loài vật khác còn có thể thấy trong quần thể tòa thánh Cao Đài ở Nam Bộ (trần mái Cửu Trùng Đài, cột rồng v.v.). Ở chùa An Phước (Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh), người ta đúc thuyền hình rồng trên có năm thầy trò Đường Tăng đầu quay về Thiên Trúc với ý nghĩa rồng hộ tống, đưa Phật tử và chúng sinh thánh thiện về đất Phật.

Biểu tượng rồng như là một biểu hiện của khát vọng vươn lên chinh phục tự nhiên và chinh phục chính mình. Cùng với thời gian, con người đã “thiên biến vạn hóa” biểu tượng rồng và sử dụng chúng theo những mục đích khác nhau, song chính những giá trị tốt đẹp của rồng trong tâm thức con người đã đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nó. 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN:
09123.286.52(Mr Phúc) 0948.948.917(Mr Phước)
popup

Số lượng:

Tổng tiền: